Nguyên nhân và biện pháp giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ
20/12/2023 - 15:41:06
Mặc dù ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy virus ra ngoài, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phân biệt được dấu hiệu của ho thông thường hay ho do bệnh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Aprica sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bố mẹ xác định các triệu chứng cũng như đưa ra một số giải pháp an toàn giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ.
Vì sao trẻ nhỏ hay bị ho
Ho giúp vệ sinh và làm sạch ống thở. Khi ho sẽ kèm theo lực để đưa đờm và các dịch tiết, vật lạ ra ngoài khỏi đường hô hấp, đảm bảo nhung mao hô hấp hoạt động bình thường. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho
Hệ hô hấp bị nhiễm trùng
Các dấu hiệu như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng do vi khuẩn hoặc virus gây lên đều là tác nhân dẫn đến tình trạng ho ở trẻ nhỏ.
Nếu ho do cảm lạnh, các dấu hiệu mà bố mẹ thường thấy sẽ là những cơn ho khan, kèm theo tình trạng đau rát họng. Với trẻ sơ sinh tình trạng chảy nước mũi liên tục kèm nghẹt mũi, thở khó khăn. Tùy vào tình trạng của bệnh, nếu diễn biến nặng trẻ có thể ho kèm về đêm, có đờm và sốt nhẹ.
Ngoài ra, viêm họng cũng là một trong số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho. Các cơn ho kéo dài với tần suất nhiều ở thời điểm trời gần sáng hoặc vào ban đêm. Khi ho kèm theo việc thở tạo tiếng khò khè, trẻ thường quấy khóc kèm theo nóng sốt.
Dị ứng thời tiết
Trẻ sơ sinh có thể phát ban kèm ho do dị ứng với các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn trong không khí, đặc biệt là trong một số điều kiện thời tiết nhất định: nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột,...
Một số biện pháp giúp trẻ giảm thiểu tình trạng dị ứng do thời tiết:
Bố mẹ thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị
Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ một số yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con
Vệ sinh nhà cửa, chăn mà và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với con. Đặc biệt là để con tránh xa các nguồn dị ứng.
Sử dụng bình xịt chứa nước muối sinh lí để làm sạch khoang họng, mũi cho con.
Do bệnh lý cơ địa
Một số tình trạng nền của bệnh lý cơ địa khiến trẻ gặp tình trạng ho khan, ho có đờm. Trong đó có thể kể đến một số bệnh như hen suyễn, tim bẩm sinh,..
Mỗi nguyên nhân ho đều có cách xử lý khác nhau. Với trẻ nhỏ, việc nhận biết các dấu hiệu là vô cùng quan trọng để có thể chăm sóc và điều trị kịp thời. Bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng và liên hệ với bác sĩ nếu ho kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục, khó thở, nôn trớ, bỏ bú,...
Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ khi trẻ bị ho
Dưới đây là một số dấu hiệu mà nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên môn:
-
Việc tự thở trở nên nặng nề: Nếu bố mẹ quan sát thấy con có biểu hiện khó thở, thở nhanh hoặc có những biểu hiện khó khăn trong việc hô hấp. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi, cảm lạnh, hen suyễn
-
Vùng cổ hoặc ngực có dấu hiệu sưng, đau: Bố mẹ lưu ý nếu thấy vùng ngực hoặc cổ của con ửng đỏ, hơi sưng hoặc con quấy khóc nếu ấn nhẹ vào ngực hoặc cổ thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo. Vì vậy hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên môn để đánh giá và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất
-
Cơn ho kéo dài: Quan sát thấy cơn ho của con kéo dài, lâu dứt và không thấy cải thiện sau một thời gian thì đó có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của các loại bệnh lý viêm phổi, viêm amidan,...
-
Ho kèm theo tiếng rít: Nếu bố mẹ nghe thấy tiếng trẻ thở khò khè, hít thở sâu điều này có thể báo hiệu tình trạng thanh quản đang bị viêm, hoặc các vấn đề liên quan đến phế quản.
Các biện pháp giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ sơ sinh tại nhà
Khi chưa được phép của bác sĩ hoặc chuyên gia có, bố mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho con. Vì cơ thể của trẻ còn khá non và yếu, một số loại thuốc sẽ tiềm ẩn các tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bố mẹ có thể tham khảo một số cách trị ho từ thành phần tự nhiên, nguyên liệu dễ kiếm và đảm bảo an toàn cho con.
Ngâm đường phèn và quất hồng bì
Tinh dầu từ vỏ quả quất hồng bì có tác dụng hỗ trợ và phục hồi hệ hô hấp, long đờm và đào thải đờm ra ngoài. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C trong loại quả này khá cao, giúp tăng cường đề kháng, ngoài ra quất hồng bì còn giúp giảm đau và làm dịu họng sau những cơn ho kéo dài. Cho trẻ nhỏ dùng 1 thìa dung dịch quất hồng bì ngâm với đường phèn mỗi ngày không những giúp làm giảm cơn ho hiệu quả mà còn hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Kết hợp hấp lá hẹ cùng đường phèn
Trong lá hẹ có hàm lượng chất chống vi khuẩn, viêm nhiễm, giúp làm dịu họng nhanh chóng. Lá hẹ hấp đường phèn là một trong số phương pháp giảm ho khá nhanh và hiệu quả. Nếu trẻ có biểu hiện ho kèm sốt, sổ mũi thì bố mẹ nên cho con sử dụng từ 2-3 thìa cà phê dung dịch lá hẹ hấp đường phèn để làm dịu cổ họng và giúp cơ thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng
Cam nướng
Vỏ cam vàng nướng có tác dụng làm giảm cơn ho và dịu họng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bố mẹ chọn loại cam vàng, tách lấy vỏ rửa sạch rồi nướng bằng lò vi sóng. Sau đó để con ăn trực tiếp. Cách chữa ho này được khá nhiều trẻ ưa thích vì mùi vị khá thơm, dễ ăn và kích thích vị giác cho trẻ.
Vệ sinh mũi và họng thường xuyên cho trẻ
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và làm sạch khoang mũi. Sử dụng từ 2-3 giọt nước muối trong mỗi lần vệ sinh, sau đó nhẹ nhàng dùng máy hút mũi để lấy dịch nhầy ra. Đồng thời để con thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn và làm dịu cuống họng.
Vệ sinh không gian phòng ngủ cho trẻ
Bố mẹ hãy đảm bảo phòng ngủ của con luôn trong trạng thái thông thoáng, nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc lạnh. Các vật dụng tiếp xúc gần với con như chăn gối, gấu ôm phải thường xuyên được vệ sinh, không nên sử dụng các vật dụng dễ bám bụi hoặc tạo bụi vải vì dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp cho trẻ.
Mát xa nhẹ nhàng với dầu tràm
Thực hiện các động tác mát xa nhẹ nhàng kết hợp cùng dầu tràm tại các vùng lưng, cổ và ngực trẻ. Điều này giúp cơ thể trẻ cảm thấy thư giãn và giữ ấm cho con trong những thời điểm giao mùa hoặc nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, sử dụng dầu tràm còn giúp hô hấp của trẻ được thông thoáng, kích thích mũi bài tiết đẩy dịch nhầy ra ngoài, giảm ho hiệu quả
Một số lưu khí trong quá trình trị ho cho trẻ nhỏ
- Khi thấy trẻ có biểu hiện ho, bố mẹ cần bổ sung nước đầy đủ. Vì nước đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể điều tiết và vận chuyển các yếu tố giúp sức khỏe phục hồi
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm không khí.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, sử dụng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng bám dính lên bề mặt tay, chân của trẻ
- Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản để nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch.
Việc nhận biết và theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ khi bị ho là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh, quan sát và đánh giá các triệu chứng đi kèm. Nếu thấy có những biểu hiện khác thường cần đưa con đến các trung tâm y tế để được thăm khám và đánh giá cụ thể. Theo dõi website Aprica để thường xuyên cập nhật các xu hướng về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.