Giáo dục tố chất cho trẻ 5 tháng tuổi

17/06/2020 - 17:14:38

Bé 5 tháng tuổi bắt đầu có nhu cầu cần nhận biết thế giới xung quanh, cha mẹ cần giúp bé luyện tập để tăng khả năng nhận thức cho bé.
 
Rèn luyện khả năng nhận biết
 
Soi gương

 
Dạy bé nhìn vào gương cười, nói. Dùng tay sờ gương đồng thời ngó đầu vào tìm người trong gương.

 
Tìm nơi phát ra âm thanh
 
Mẹ đang bế bé chơi, bố đẩy cửa bước vào nhà, bé sẽ quay đầu lại nhìn theo hướng cửa mở. Bố đứng một bên của bé, lắc lư đồ chơi cho phát ra tiếng động, bé sẽ quay đầu lại tìm.
 
Tìm mục tiêu
 
Mẹ bế bé đứng trước cây đèn bàn, chỉ vào cây đèn đang bật và nói “Đèn”. Lúc đầu, bé sẽ nhìn chăm chăm vào mặt mẹ, không chú ý vào cây đèn. Sau nhiều lần bật và tắt đèn, bé sẽ phát hiện ra cây đèn lúc sáng lúc tối, ánh mắt sẽ chuyển dang cây đèn, sau đó lại nghe tiếng mẹ nói “đèn”, dần dần hình thành phản xạ có điều kiện. Sau này khi nghe cha mẹ nói từ “đèn”, bé sẽ nhận biết bông hoa, cảnh cửa, con mèo, ô tô,… Tiếp đó, bé sẽ học cách dùng tay chỉ vào đồ vật, biết đồ chơi của mình, nghe thấy tiếng động của đồ chơi là đưa tay ra lấy.

 
Bé biết quay đầu khi được gọi tên
 
Bé đã biết quay đầu tìm ra tiếng động phát ra từ lâu, nhưng bé có thể nghe hiểu được tiếng gọi tên mình không thì cha mẹ cần quan sát thêm. Cha mẹ bế bé đến công viên hoặc nơi nào đó, trước tiên cha mẹ gọi tên những đứa bé khác xem con có phản ứng gì không, sau đó mới gọi tên con xem con có quay đầu lại không.

 
Trong quá trình thai giáo vào khoảng tháng thứ 6 của thai kỳ, cha mẹ cần gọi tên của bé. Khi còn ở trong bụng, thai nhi đã được rèn luyện cách gọi tên thì khoảng 3 tháng sau khi chào đời, bé đã có thể nghe thấy bố mẹ gọi tên mình và quay đầu lại. Bé chưa được rèn luyện thì 5-7 tháng mới biết tên gọi của mình.
 
Cha mẹ cần thống nhất dùng một tên gọi cho bé, nếu lúc này thì gọi là “con ơi”, lúc khác lại gọi là “em ơi”, “Văn ơi”,… bé sẽ không thích nghi được và sẽ kéo dài thời gian bài tập gọi tên. Khi bé mỉm cười quay đầu lại, cha mẹ nên ôm hôn bé và nói “Con giỏi quá”, “Con thật thông minh”,…
 
Rèn luyện động tác

 
Ngồi dựa
 
Đặt bé ngồi dựa vào ghế sô pha hoặc ghế nhỏ cho bé chơi đùa, hoặc bố mẹ cho bé dựa vào lòng mình, luyện ngồi, sau đó giảm dần các động tác nâng đỡ bé. Mỗi ngày nên tập luyện nhiều lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

 
Tập đứng
 
Hai tay mẹ đỡ dưới hai nách của bé, cho bé đứng trên đùi mẹ, giữ tư thế thẳng, đồng thời đỡ hai chân cho bé nhảy lên. Mỗi ngày luyện tập nhiều lần, thúc đẩy cảm giác thăng bằng và nhịp nhàng cho bé.
 
Nằm sấp và ngẩng đầu
 
Ngực bé nâng lên khỏi giường, sức nặng cơ thể phía trước dồn vào hai tay. Có lúc hai chân bé cũng nâng lên khỏi giường, lúc này bụng như một điểm tựa để cơ thể bé có thể xoay tròn trên giường. Cha mẹ cầm đồ chơi thu hút bé, để chuyển động nhờ vào hai tay và phần bụng. Nếu giữ bàn chân bé, bé sẽ cố gắng dịch chuyển về phía trước.

(Theo Sách Bách khoa nuôi dạy trẻ từ 0 - 3 tuổi)
Ảnh: Internet


TIN LIÊN QUAN

Những hoạt động thú vị giúp bố mẹ hiểu con hơn trong dịp tết Giáp Thìn

Đừng để khoảng thời gian nghỉ tết với con là những ngày dài quanh quẩn bên chiếc điện thoại hay máy chơi game. Hãy khuyến khích và cùng con tham gia những hoạt động thể chất mang đậm ý nghĩa. Giúp con cảm nhận được không khí tết cổ truyền cùng như để bố mẹ thể hiện tình cảm, hiểu hơn về con. Dưới đây sẽ là 6 hoạt động thú vị mà bố mẹ có thể cùng con tham gia trong dịp tết Giáp Thìn này.
20/02/2024

Nguyên nhân và biện pháp giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ

Mặc dù ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy virus ra ngoài, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phân biệt được dấu hiệu của ho thông thường hay ho do bệnh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Aprica sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bố mẹ xác định các triệu chứng cũng như đưa ra một số giải pháp an toàn giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ.  
20/12/2023

Giải pháp tăng cường đề kháng cho bé khi mùa đông tới

Việc nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé khi mùa đông tới chính là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cơ thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời giúp bé có được nền tảng sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về cả thể chất, tư duy và tinh thần.   Dưới đây, Aprica gửi đến bạn đọc một số giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho bé cũng như một số lưu ý mà bố mẹ cần biết.  
18/12/2023

Những sai lầm khi địu gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ

Địu là dụng cụ hỗ trợ cho mẹ rất nhiều khi đưa bé ra ngoài cũng như việc thay đổi tư thế bế con để phù hợp với nhu cầu của mẹ. Nhưng để chiếc địu phát huy hết được công dụng thì mẹ cần sử dụng địu đúng cách. Vì vậy bài viết dưới đây, Aprica sẽ chia sẻ một số sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh trong quá trình sử dụng địu cho bé.  
18/10/2023

Trẻ mấy tháng thì dùng được địu?

Địu là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc đối với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh còn đắn đo không biết trẻ mấy tháng thì có thể dùng địu được. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Aprica gửi đến bố mẹ một số thông tin về việc chọn lựa đúng loại địu phù hợp với độ tuổi của trẻ.   
16/10/2023