5 lỗi địu bé rất nguy hiểm ba mẹ cần tránh

31/08/2020 - 14:58:55

Những chiếc địu em bé là công cụ chăm sóc bé tuyệt vời cho cha mẹ. Thế nhưng, nhiều cha mẹ lại dễ mắc phải một số lỗi khi địu bé. Qua bài viết này, mong rằng ba mẹ có thể tránh được các lỗi khi địu có thể gây nguy hiểm cho bé.
 
Một chiếc địu em bé được cho là sẽ mang cha mẹ đến gần với con hơn, làm gia tăng tình cảm gia đình, thế nhưng cũng như hầu hết các đồ dùng cho trẻ khác, có những mối nguy hiểm thực sự liên quan đến chúng mà các bậc cha mẹ cần phải lưu ý. Ví dụ, vào năm 2018, các bác sĩ Úc đã đưa ra cảnh báo cho các bậc cha mẹ sau khi ba trẻ sơ sinh Nam Phi tử vong do mang địu không phù hợp . Tất nhiên, mối nguy hiểm không chỉ giới hạn ở nước ngoài; Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ đã phát hiện ra 159 sự cố với địu em bé được sử dụng không đúng cách, trong đó có 17 trường hợp tử vong trong khoảng thời gian 14 năm. Tất nhiên, những vụ tử vong do tai nạn bất ngờ không phải là vấn đề duy nhất. Địu em bé khi em không được đặt không đúng vị trí cũng có thể dẫn đến các vấn đề với cánh tay hoặc hông của các em bé.
 
Theo Tiến sĩ Robert Raspa, một bác sĩ Nhi khoa tại Jacksonville, Fla., và là thành viên của Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ cho rằng: “Tốt nhất là bạn nên thảo luận với các bác sĩ mà bạn quen, những người có chuyên môn khi sử dụng sản phẩm nôi, địu cho bé”. Với hơn 37 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Robert đã chia sẻ nhiều về những trường hợp địu không phù hợp. Ông nói nếu cha mẹ lưu ý những điểm sau thì các mối nguy hiểm tiềm ẩn sẽ được giảm đáng kể.
 
Đầu tiên và trước hết, bác sĩ Raspa nói, khi được địu, khuôn mặt của bé không nên bị ép vào lưng hoặc ngực của cha mẹ. Các bé phải được thoải mái khi nhìn lên, xuống, và nhìn về phía trước. Phần hông và đầu gối nên ở tư thế chữ M, thoải mái và cánh tay có thể di chuyển xung quanh. Đối với những trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển cơ cổ, nên dùng gối đỡ đầu cho bé.
 
Khi nói đến địu em bé phù hợp, theo Raspa, chúng sẽ cho phép bé có thể cử động đầu của mình. Cánh tay phải ở tư thế uốn cong, với vai xuôi và khuỷu tay hướng lên. Đầu gối cũng phải nâng lên, cho phép chuyển động dễ dàng. Ông nói, mọi phần chân tay của bé đều phải được cử động được một chút.
 
Cách địu bé nguy hiểm thứ nhất: Đặt bé ngồi địu ở dáng chữ C 
 
Theo bác sĩ Raspa, cân nhắc đầu tiên về cách địu phù hợp là đảm bảo bé không bị ép cằm vào ngực cha mẹ vì ở tư thế này bé sẽ không thể duỗi thẳng người được. Ở vị trí ngồi cong lưng như vậy có nguy cơ chặn đường thở của trẻ. Khi còn bé, trẻ em thường có sự hô hấp bằng bụng, do đó hãy để bé được ngồi thẳng để đường thở không bị cản trở. Ông nói: “Nên tránh bất cứ thứ gì có thể khiến bé ngừng thở. Khi địu bé, hãy để ý tư thế của bé, tránh để bé bị vặn vẹo trong khi kết hợp với đánh giá trực quan xem bé có thay đổi màu sắc da không. Ông nói, cả hai đều là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm rõ ràng. 
 
Háy để bé được ngồi thẳng lưng và thoải mái thở, không bị áp mặt vào ngực hay lưng của cha mẹ khi được địu!
 
Cách địu bé nguy hiểm thứ hai: Chằng, địu, quấn bé quá chặt
 
Khi bé yêu của bạn bị ép vào tư thế mà trẻ không thể thở, bị quấn quá chặt cũng khiến con bạn đối mặt với nguy hiểm. Một khi bạn đảm bảo rằng con bạn không ngồi địu ở tư thế hình chữ C, hãy kiểm tra xem bé có bị áp mặt vào ngực hay lưng của bạn không vì điều này có thể khiến bé ngạt thở. 
 
Cách địu bé nguy hiểm thứ ba: Không để ý đến nhiệt độ
 
Khi chiều hè tắt nắng, nếu bạn có một chiếc địu vừa vặn, con bạn sẽ ổn: “Trẻ sơ sinh có thể tăng nhiệt độ cơ thể lên một chút. Tiến sĩ Raspa nói: Một hoặc hai độ không phải là vấn đề quá to tát. Tất nhiên, để trẻ có thể an toàn thì trẻ phải được tự do cử động và có thể thở thoải mái. Tuy nhiên, nếu trẻ đổ mồ hôi quá nhiều hoặc cơ thể bắt đầu chuyển sang màu đỏ, thì đã đến lúc bạn nên cho trẻ ra khỏi địu và cho trẻ vào bóng râm để hạ nhiệt.
 

Háy chú ý nhiệt độ khi địu bé!
 
Cách địu bé nguy hiểm thứ tư: Để chân của bé treo thẳng
 
Tiến sĩ Raspa nói: “Chúng tôi muốn hông của em bé ở vị trí gần với bụng theo tư thế W-M. Mặc dù điều này có vẻ phản trực giác, nhưng bạn thực sự muốn mông của trẻ kéo về phía bụng, với hai chân cong và mở ra tự nhiên. Nếu chân của trẻ buông thõng thẳng xuống, con bạn có nguy cơ mắc chứng loạn sản xương hông, là một biến dạng của khớp ổ, dễ dẫn đến tăng nguy cơ trật khớp, mà những trẻ dưới sáu tháng đặc biệt dễ mắc phải. Hãy tìm một chiếc địu có đáy rộng hoặc đảm bảo địu của bạn rộng qua mông bé và kéo dài đến phía sau đầu gối. 
 

Cách địu đúng với phần hông và chân bé được thoải mái ở tư thế W - M
 
Cách địu bé nguy hiểm thứ năm: Không để ý đến cánh tay thẳng của bé
 
Cánh tay của bé cần phải được thoải mái uốn cong nhẹ nhàng, không nên để cánh tay bé bị ép thẳng đơ vì điều này dễ làm trật khớp vai bé. 

(Nguồn: https://www.fatherly.com/gear/dangerous-baby-carrier-mistakes-parents/)
 
Quan điểm của Tiến sĩ Robert Raspa – Vốn là một bác sĩ Nhi khoa với nhiều năm kinh nghiệm rất giống với những nghiên cứu Nhi khoa của Aprica. Địu của Aprica luôn được thiết kế với phần đáy địu dày dặn, bản rộng để nâng đỡ trọn vẹn vùng hông và chân của bé, giúp bé thoải mái với tư thế W - M. Đồng thời phần dây đeo cho ba mẹ cũng được thiết kế dễ sử dụng để ba mẹ có thể nới lỏng hoặc siết chặt thêm trong lúc địu bé khi cần thiết.
 
 
Hiện nay, tại Aprica Việt Nam có các mẫu địu chất lượng như: Aprica Pitta, Aprica Koala, Aprica ColanHug ABColan CTS. Ba mẹ hãy click vào link dưới đây để chọn các loại địu chất lượng cao và phù hợp nhất theo nhu cầu nhé: http://aprica.com.vn/san-pham/diu-tre-em-318
 

TIN LIÊN QUAN

Những hoạt động thú vị giúp bố mẹ hiểu con hơn trong dịp tết Giáp Thìn

Đừng để khoảng thời gian nghỉ tết với con là những ngày dài quanh quẩn bên chiếc điện thoại hay máy chơi game. Hãy khuyến khích và cùng con tham gia những hoạt động thể chất mang đậm ý nghĩa. Giúp con cảm nhận được không khí tết cổ truyền cùng như để bố mẹ thể hiện tình cảm, hiểu hơn về con. Dưới đây sẽ là 6 hoạt động thú vị mà bố mẹ có thể cùng con tham gia trong dịp tết Giáp Thìn này.
20/02/2024

Nguyên nhân và biện pháp giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ

Mặc dù ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy virus ra ngoài, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phân biệt được dấu hiệu của ho thông thường hay ho do bệnh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Aprica sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bố mẹ xác định các triệu chứng cũng như đưa ra một số giải pháp an toàn giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ.  
20/12/2023

Giải pháp tăng cường đề kháng cho bé khi mùa đông tới

Việc nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé khi mùa đông tới chính là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cơ thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời giúp bé có được nền tảng sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về cả thể chất, tư duy và tinh thần.   Dưới đây, Aprica gửi đến bạn đọc một số giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho bé cũng như một số lưu ý mà bố mẹ cần biết.  
18/12/2023

Những sai lầm khi địu gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ

Địu là dụng cụ hỗ trợ cho mẹ rất nhiều khi đưa bé ra ngoài cũng như việc thay đổi tư thế bế con để phù hợp với nhu cầu của mẹ. Nhưng để chiếc địu phát huy hết được công dụng thì mẹ cần sử dụng địu đúng cách. Vì vậy bài viết dưới đây, Aprica sẽ chia sẻ một số sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh trong quá trình sử dụng địu cho bé.  
18/10/2023

Trẻ mấy tháng thì dùng được địu?

Địu là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc đối với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh còn đắn đo không biết trẻ mấy tháng thì có thể dùng địu được. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Aprica gửi đến bố mẹ một số thông tin về việc chọn lựa đúng loại địu phù hợp với độ tuổi của trẻ.   
16/10/2023