5 điều mẹ nhất định phải lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời

19/12/2019 - 16:42:03

3 tháng đầu đời là thời điểm vô cùng quan trọng đối với bé sơ sinh vì ở giai đoạn này bé vẫn còn rất non nớt, hệ cơ xương rất mềm yếu nên mẹ cần phải nâng niu, nhẹ nhàng một cách đặc biệt với bé. Không những thế, sức đề kháng của cơ thể bé chưa đủ mạnh để chống chọi với môi trường bên ngoài nên mẹ cần có những hiểu biết khoa học để giúp bé phát triển một cách mạnh khỏe. Cũng trong thời kỳ này bé có thể gặp phải những khó khăn về ăn ngủ như thực quản bị trào ngược, vàng da sinh lý, không biết cách ngậm khớp vú, chướng bụng, táo bón do không hợp sữa, …

5 điều mẹ nhất định phải lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời

1. Cho bé bú đúng cách

Sữa non hay sữa đầu, còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống (tên khoa học gọi là colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, một dạng vật chất có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con, sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cho một cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh. 

Ở giai đoạn đầu, mẹ cần tìm hiểu cách bế bé cho đúng tư thế, đặt miệng bé, cách dùng tay nâng bầu sữa, từ đó giúp bé biết ngậm đúng khớp vú và học được cách bú hiệu quả theo nhu cầu của bé. Hoặc để được hướng dẫn khoa học, chi tiết hơn, mẹ có thể liên lạc với bộ phận “Nuôi con bằng sữa mẹ” của bệnh viện. Mẹ sẽ được các y tá hướng dẫn tận tình và thực hành luôn về tư thế bế con và cho con bú như thế nào để cả mẹ và con đều cảm thấy thoải mái.
 

Sữa non là những giọt sữa mẹ đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, mẹ không nên bỏ qua cơ hội chỉ có một lần trong đời trẻ
 

Cũng trong thời gian này mẹ đừng quên theo dõi thói quen bú, số giờ bú cũng như lượng sữa mà con bú được để dần dần tập cho bé biết bú no theo nhu cầu, không bú lắt nhắt, tiến đến là có thể tập cho bé bú theo giờ và bú bằng bình để chuẩn bị cho những lúc mẹ vắng nhà hay đi làm trở lại hoặc thậm chí là tập cho bé độc lập trong ăn uống bằng việc bố hay người thân hoàn toàn có thể cho bé ăn thay mẹ được.

2. Mẹ hãy học cách hiểu được nhu cầu của con thông qua giải mã tiếng khóc

 

 

Khi bé mới chào đời, thế giới thật mới mẻ và lạ lẫm so với bọc nước ối ấm áp mà bé đã từng sống. Khóc là cách duy nhất để bé thông báo cho mẹ biết nhu cầu của bé lúc này. Có thể bé đói, có thể bé gắt ngủ, bé đầy hơi, bỉm của bé đã quá ướt hay đơn giản là bé không thích ánh sáng quá mạnh, những tiếng động quá lớn, … Vì vậy khi bé khóc, mẹ đừng vội vàng cho bé ti hay cho bé ngậm bình sữa với suy nghĩ “bé khóc vì đói” nhé. Mẹ chỉ cần chờ một chút, đưa ra quan sát để biết xem bé khóc vì điều gì, từ đó đáp ứng được chính xác nhu cầu của bé.

3. Mẹ hãy học cách để bé có được một giấc ngủ ngon

Trong 3 tháng đầu đời, bé sơ sinh cần ngủ trung bình là 12-18 tiếng/ngày. Đối với bé giấc ngủ quan trọng như bữa ăn vậy. Đây là khoảng thời gian để cơ thể bé lớn lên, thậm chí một số kĩ năng có thể được thực hành và hoàn thiện trong lúc bé ngủ. Chính vì vậy mẹ hãy tìm hiểu các vấn đề liên quan đến:

Một là nếp sinh hoạt trong một ngày của bé

Một tháng tuổi số giờ ngủ sẽ không giống 2 tháng tuổi và lại càng không giống lúc bé 3 tháng tuổi. Mẹ hãy quan sát để biết xem bé thường ngủ vào giờ nào, đến khoảng thời gian nào thì bé ngủ ít đi để giãn thời gian ngủ cho bé. Mẹ càng hiểu được nếp sinh hoạt của con nhiều bao nhiêu thì mẹ sẽ càng nhàn trong việc chăm sóc con và có thêm thời gian cho bản thân trong lúc bé ngủ nữa.
 


 

Hai là giúp bé có thể tự đưa mình vào giấc ngủ

Các dấu hiệu khi bé bắt đầu buồn ngủ như vò đầu, gắt gỏng, ngáp, … sẽ giúp mẹ nhận ra đã đến lúc bé cần phải nghỉ ngơi. Một khi mẹ nắm bắt được các tín hiệu từ bé thì việc giúp bé tự ngủ mà không cần phải bế ru hay để con gắt ngủ khóc lóc hàng tiếng đồng hồ, thậm chí là ngồi bế con ngủ và giật mình thon thót mỗi khi con tỉnh giấc. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về cách quấn bé tại đây.
Một trong những phương pháp giúp bé tự ngủ hiệu quả mà hiện giờ có rất nhiều mẹ Việt đang áp dụng.

4. Mẹ hãy học cách để tắm rửa cho bé

Những ngày đầu mới sinh, khi bé còn chưa rụng rốn và còn nhỏ xíu, lọt thỏm trong vòng tay, mẹ có thể sẽ hơi lo lắng về chuyện làm thế nào để tắm cho con mà không làm nhiễm trùng cuống rốn hay bế bé trong lúc tắm thế nào để bé được thoải mái và mẹ cũng không đau vì vẫn chưa hồi phục sau sinh.

  • Mẹ có thể nhờ y tá ở bệnh viện hướng dẫn cách bế bé khi tắm và chăm sóc cuống rốn cho bé sau khi tắm.
  • Mẹ nên chọn và thử một loại sữa tắm phù hợp với làn da của bé để tránh bị dị ứng hoặc mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Mẹ đừng quên trò chuyện với bé trong lúc tắm để bé cảm thấy dễ chịu và thích thú với việc tắm ngay từ nhỏ. Một bài hát dễ thương trong lúc tắm cho bé sẽ là một thói quen tuyệt vời để kích thích các giác quan cho bé. (Chẳng hạn như “Đi tắm nào, đi tắm nào. Em đi tắm với mẹ. Í a, í a.”)
  • Nếu có thời gian mẹ có thể tìm hiểu về một số bài tập thể dục, mát xa đơn giản để giúp bé thư giãn cũng phát triển triển cơ xương sau khi tắm.
 

 

5. Mẹ cần tìm hiểu về những nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu

Không bà mẹ nào lần đầu làm mẹ mà lại không có biết bao nỗi lo lắng cũng như lúc nào cũng cảm thấy bé đang không được an toàn nếu không ở trong vòng tay mẹ. Những nguy cơ tiểm ẩn mà mẹ cần phải biết đó là:

  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome -SIDS): Để phòng tránh những điều đáng tiếc xảy ra, mẹ nên lưu ý hết sức cẩn thận nếu mẹ ngủ chung giường với bé, trường hợp bé ngủ riêng thì nên đảm bảo giường cũi của bé không có chăn, gối, đệm hay thú bông quá to có thể làm bé ngạt thở.
  • Tiếp xúc với người lạ: Khi bé mới sinh chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn bè, người thân quen muốn đến chơi với bé. Nhưng mẹ cũng cần phải nhớ đây là lúc sức đề kháng của bé còn yếu, việc để người lạ thơm, hôn hít bé quá nhiều rất có thể sẽ khiến bé phải tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh vô hình mà mẹ không thể lường trước được.
  • Bỉm mẹ mặc cho bé: Mẹ hãy lựa chọn những loại bỉm thích hợp với làn da nhạy cảm của bé để tránh trường hợp bé bị dị ứng với một số chất tạo mùi thơm ở bỉm. Một điều quan trọng nữa là mẹ cần thường xuyên kiểm tra bỉm bé vì nếu để bé quá lâu với một chiếc bỉm đầy nước tiểu hay phân thì nguy cơ bé bị tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh sẽ càng cao.

Bà mẹ nào cũng sẽ phải trải qua “lần đầu” với bao lo âu và bối rối. Bình tĩnh, không ngừng học hỏi, đặc biệt là trang bị cho mình những kiến thức căn bản về 5 việc chăm sóc bé yêu trong 3 giai đoạn sơ sinh nói trên thì mẹ sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời với bé trong những tháng đầu đời này.

TIN LIÊN QUAN

Những hoạt động thú vị giúp bố mẹ hiểu con hơn trong dịp tết Giáp Thìn

Đừng để khoảng thời gian nghỉ tết với con là những ngày dài quanh quẩn bên chiếc điện thoại hay máy chơi game. Hãy khuyến khích và cùng con tham gia những hoạt động thể chất mang đậm ý nghĩa. Giúp con cảm nhận được không khí tết cổ truyền cùng như để bố mẹ thể hiện tình cảm, hiểu hơn về con. Dưới đây sẽ là 6 hoạt động thú vị mà bố mẹ có thể cùng con tham gia trong dịp tết Giáp Thìn này.
20/02/2024

Nguyên nhân và biện pháp giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ

Mặc dù ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy virus ra ngoài, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phân biệt được dấu hiệu của ho thông thường hay ho do bệnh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Aprica sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bố mẹ xác định các triệu chứng cũng như đưa ra một số giải pháp an toàn giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ.  
20/12/2023

Giải pháp tăng cường đề kháng cho bé khi mùa đông tới

Việc nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé khi mùa đông tới chính là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cơ thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời giúp bé có được nền tảng sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về cả thể chất, tư duy và tinh thần.   Dưới đây, Aprica gửi đến bạn đọc một số giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho bé cũng như một số lưu ý mà bố mẹ cần biết.  
18/12/2023

Những sai lầm khi địu gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ

Địu là dụng cụ hỗ trợ cho mẹ rất nhiều khi đưa bé ra ngoài cũng như việc thay đổi tư thế bế con để phù hợp với nhu cầu của mẹ. Nhưng để chiếc địu phát huy hết được công dụng thì mẹ cần sử dụng địu đúng cách. Vì vậy bài viết dưới đây, Aprica sẽ chia sẻ một số sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh trong quá trình sử dụng địu cho bé.  
18/10/2023

Trẻ mấy tháng thì dùng được địu?

Địu là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc đối với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh còn đắn đo không biết trẻ mấy tháng thì có thể dùng địu được. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Aprica gửi đến bố mẹ một số thông tin về việc chọn lựa đúng loại địu phù hợp với độ tuổi của trẻ.   
16/10/2023