Những điều cần biết về đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

17/04/2020 - 11:35:46

Hội chứng đột tử ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi và đe dọa cuộc sống của khoảng 2.500 trẻ mỗi năm ở Hoa Kỳ. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng sự xuất hiện hội chứng này ở trẻ vẫn không thể lường trước được. Cùng tìm hiểu về đột tử ở trẻ sơ sinh qua bài viết sau

1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Nói đúng hơn, đó là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong một cách đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức. Để làm rõ nguyên do, các chuyên gia y tế phải truy tìm lại bệnh sử của cả trẻ lẫn bố mẹ, nghiên cứu kĩ nơi trẻ qua đời và khám nghiệm tử thi. Hội chứng xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước khiến bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh trở thành nỗi ám ảnh lớn đối của nhiều gia đình.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Khoảng từ 16-20 % các ca tử vong do bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ, thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.
 


 

2. Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh

Nhóm nguyên nhân chính:
- Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện.
- Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.

Những trẻ sơ sinh chết vì bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh có mức serotonin trong não thấp hơn so với bình thường. Serotonin giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.

Các yếu tố nguy cơ khác

- Mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy trong khi mang thai
- Chăm sóc trước sinh kém
- Sinh non hoặc sinh nhẹ cân
- Mẹ trẻ hơn 20 tuổi
- Trẻ tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá sau sinh
- Nhiệt độ quá nóng khi ngủ
- Nằm sấp khi ngủ

3. Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp, trẻ phải được theo dõi ở bệnh viện để dự phòng nguy cơ đột tử. Dù vậy, trẻ vẫn có thể đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ bất cứ lúc nào, kể cả đang khỏe mạnh. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho con bạn.

4. Dự phòng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

- Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ.
- Đặt trẻ nằm trên những tấm đệm cứng. Tránh sử dụng chăn có nhiều lông hoặc quá lớn cho trẻ, không để trẻ trong phòng quá nóng. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, trẻ nên ngủ trong nôi, đặt chung trong phòng với bố mẹ thay vì nằm chung giường. Để tránh hiện tượng thở lại thì không được để chăn, đồ chơi nhồi bông, hoặc gối gần em bé.
- Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi. Miếng đệm phụ có thể làm trẻ bị nghẹt thở.
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé.
- Không để em bé ngủ trong môi trường quá nóng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu trẻ ngủ trong môi trường quá nóng thì trẻ có thể ngủ sâu hơn, nên khó đánh thức.
- Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong khi mang thai và không để em bé tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ tử vong vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn các bà mẹ không hút thuốc lá gấp ba lần, việc tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương trước khi sinh và tiếp tục ảnh hưởng sau khi sinh, làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.
- Được chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho em bé.
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ. Có một số bằng chứng cho thấy bú sữa mẹ có thể giúp làm giảm tỷ lệ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Lý do giải thích cho điều này chưa rõ, nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sữa mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng do đó làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
- Nếu trẻ bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản mạn tính, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề cho trẻ ăn và tư thế khi ngủ.
- Cho trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Nếu trẻ không muốn ngậm núm vú thì không ép trẻ. Núm vú giả làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
- Khi trẻ được mẹ bế cho bú hoặc dỗ dành trẻ thì cha mẹ nên cho trẻ trở lại cũi hoặc nôi sau khi bé đã ngủ say. Nên đặt cũi hoặc nôi của trẻ trong phòng ngủ của cha mẹ. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

TIN LIÊN QUAN

Những hoạt động thú vị giúp bố mẹ hiểu con hơn trong dịp tết Giáp Thìn

Đừng để khoảng thời gian nghỉ tết với con là những ngày dài quanh quẩn bên chiếc điện thoại hay máy chơi game. Hãy khuyến khích và cùng con tham gia những hoạt động thể chất mang đậm ý nghĩa. Giúp con cảm nhận được không khí tết cổ truyền cùng như để bố mẹ thể hiện tình cảm, hiểu hơn về con. Dưới đây sẽ là 6 hoạt động thú vị mà bố mẹ có thể cùng con tham gia trong dịp tết Giáp Thìn này.
20/02/2024

Nguyên nhân và biện pháp giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ

Mặc dù ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy virus ra ngoài, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phân biệt được dấu hiệu của ho thông thường hay ho do bệnh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Aprica sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bố mẹ xác định các triệu chứng cũng như đưa ra một số giải pháp an toàn giúp giảm ho hiệu quả ở trẻ nhỏ.  
20/12/2023

Giải pháp tăng cường đề kháng cho bé khi mùa đông tới

Việc nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé khi mùa đông tới chính là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cơ thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời giúp bé có được nền tảng sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về cả thể chất, tư duy và tinh thần.   Dưới đây, Aprica gửi đến bạn đọc một số giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho bé cũng như một số lưu ý mà bố mẹ cần biết.  
18/12/2023

Những sai lầm khi địu gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ

Địu là dụng cụ hỗ trợ cho mẹ rất nhiều khi đưa bé ra ngoài cũng như việc thay đổi tư thế bế con để phù hợp với nhu cầu của mẹ. Nhưng để chiếc địu phát huy hết được công dụng thì mẹ cần sử dụng địu đúng cách. Vì vậy bài viết dưới đây, Aprica sẽ chia sẻ một số sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh trong quá trình sử dụng địu cho bé.  
18/10/2023

Trẻ mấy tháng thì dùng được địu?

Địu là một trong những sản phẩm vô cùng quen thuộc đối với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh còn đắn đo không biết trẻ mấy tháng thì có thể dùng địu được. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Aprica gửi đến bố mẹ một số thông tin về việc chọn lựa đúng loại địu phù hợp với độ tuổi của trẻ.   
16/10/2023